Trong kinh doanh, chi phí luôn là thứ khiến bất kỳ ông, bà chủ nào đều phải cẩn trọng. Và kinh doanh online cũng không phải là ngoại lệ. Bạn đừng chủ quan cho rằng kinh doanh online là bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vì không phải tốn tiền thuê mặt bằng, không thuê quá nhiều nhân công. Sẽ có rất rất nhiều chi phí bạn có thể không lường trước được phát sinh. Trong bài viết này, LUCA sẽ chia sẻ cho các bạn về các chi phí trong kinh doanh online và làm cách nào bạn có thể phân bổ, tối ưu hoá các chi phí này. Chúng ta cùng bắt đầu nào.
Sau khi xác định được sản phẩm muốn bán, chúng ta cần ngồi xuống xác định giá sản phẩm. Và việc định giá bán này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và chi phí cho sản phẩm (hay cost) là một trong số đó. Bạn cần trả lời được các câu hỏi: hàng bạn bán là hàng tự sản xuất hay nhập nơi khác về? Nếu tự sản xuất thì chi phí nguyên liệu đầu vào bao nhiêu, chi phí sản xuất bao nhiêu? Nếu nhập nơi khác về thì giá về tới tay là bao nhiêu?
Nhiều người kinh doanh bán hàng online không quan tâm đến vấn đề phát triển thương hiệu, suy nghĩ thật giản đơn rằng hàng được nhập về thì lấy đâu ra thương hiệu, bán được nhiều hàng là tốt rồi quan tâm gì đến thương hiệu. Và sau đó đổ tiền chạy quảng cáo.
Không cần phải thần thánh hóa hai chữ thương hiệu quá làm gì, nếu bạn làm được thương hiệu cho sản phẩm của mình thì quá tốt, rất chuyên nghiệp rồi. Còn nếu chưa làm được, thì đơn giản phải xây dựng được thương hiệu cho cá nhân mình. Mục đích là tìm cách làm khách hàng nhớ đến mình, khắc sâu trong đầu họ để lần sau nếu muốn mua nữa, họ dễ dàng tìm thấy mình thông qua thương hiệu cá nhân.
Vậy chi phí cho thương hiệu khi bán hàng online bao gồm những gì?
Chí phí phát triển thương hiệu bao gồm các loại chi phí như thương hiệu trên bao bì đóng gói, đầu tư hình ảnh trang cá nhân, fanpage…
Cũng như những loại hình kinh doanh khác, việc tìm kiếm khách hàng trong kinh doanh online là không hề dễ dàng. Quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo online đóng vai trò quan trọng.
Để tối ưu hoá được ngân sách quảng cáo, bạn cần xác định kênh bán hàng chủ đạo của mình sẽ là gì: Facebook? Instagram? Zalo? các sàn thương mại điện tử hay tất cả các kênh?. Ở mỗi kênh quảng cáo, bạn cần biết được cách thức chạy quảng cáo tương ứng với từng kênh.
Bán hàng online sẽ không mất chi phí mặt bằng cửa hàng, nhưng chi phí kho hàng đôi khi cũng là điều khiến chúng ta đau đầu. Việc quản lý kho hàng cũng sẽ trở thành nỗi lo nếu như công việc kinh doanh ngày càng bận rộn.
Tốt nhất nên làm website hoặc phần mềm quản lý kho hàng để quản lý kho hàng một cách chuyên nghiệp và đơn giản, tiết kiệm thời gian.
Chi phí đóng gói được tính là chi phí ngầm bởi chúng ta thường nghĩ đóng gói không đáng bao nhiêu tiền và bỏ qua chi phí nhỏ nhoi này khi lập kế hoạch. Nhưng với một số mặt hàng, đặc biệt là với những loại hàng cồng kềnh, hàng dễ vỡ, sản phẩm là đồ ăn thức uống cần đảm bảo vệ sinh… thì chi phí không hề nhỏ, thậm chí chi phí đóng gói vượt quá cả lợi nhuận.
Thêm nữa, bởi theo đuổi việc quảng bá hình ảnh thương hiệu nên chi phí bao bì nếu thiết kế riêng cũng không hề nhỏ.
Bạn tự làm từ A-Z hay phải thuê người làm cùng? Tư duy của mấy ông chủ lớn đều là thuê người về làm, việc của họ chỉ là tìm kiếm khách hàng và đem đơn hàng về.
Chi phí cho nhân công thường bị bỏ quên khi tính giá thành sản phẩm. Kể cả khi bạn tự làm từ A-Z thì cũng nên tính chi phí công sức của mình bỏ ra vào đó như một nhân công bình thường. Đó cũng là một cách tự trả lương cho bản thân.
Website là cần thiết cho quá trình kinh doanh online, bất kể doanh nghiệp lớn hay tự kinh doanh nhỏ lẻ. Website giống như đại bản doanh, cửa hàng thực thể trên Internet, khiến khách hàng yên tâm hơn khi mua sản phẩm của bạn. Tâm lý khách hàng mà, nếu bạn là khách hàng bạn cũng thế thôi.
Chi phí quản lý và duy trì website ở đây hiểu chung bao gồm các chi phí duy trì hosting và domain theo năm, quản trị web, đăng bài bán sản phẩm, liên lục làm mới website, SEO… Tất cả nhằm mục đích duy trì và bán sản phẩm trên chính website.
Chi phí này lâu lâu mới có người nhắc chúng ta một lần, hoặc cần chạy chương trình mà chúng ta mới nhớ đến. Vì vậy mà không ít người bỏ qua chi phí này, vì vậy tôi sắp xếp nó vào loại chi phí ngầm mà chúng ta thường không nhớ để tính toán.
Hóa đơn quá hạn có thể làm tắt nghẽn hoạt động hàng ngày và tạo ra vấn đề về dòng tiền. Đối với các doanh nghiệp càng cần phải có chính sách rõ ràng về khung thời gian ghi trên hợp đồng để khách hàng thực hiện thanh toán.
Để đảm bảo an toàn cho dòng tiền, bạn có thể thêm điều khoản chiết khấu cho khách hàng nếu họ thanh toán sớm nhằm tạo động lực hơn cho họ.
Ngược lại, với việc thanh toán trễ cũng cần ghi rõ hình phạt hoặc thông báo tạm ngừng dịch vụ. Việc bạn chủ động nhắn tin nhắc nhở khách hàng trước kỳ hạn thanh toán cũng có ích cho việc thanh toán của họ.
Bất kì hình thức kinh doanh nào đều cần tính toán và dự đoán chính xác doanh số và tỷ suất lợi nhuận để tồn tại. Khác với việc đo đạc một sân bóng chỉ cần đúng kích thước, hãy sử dụng các phương pháp dự báo định lượng để phân tích dữ liệu ngành, xu hướng người mua và dữ liệu doanh thu trong quá khứ.
Thực hiện nghiên cứu thị trường và yếu tố như chiến dịch tiếp thị hoặc sản phẩm mới ra mắt. Có được một ước tính thực tế sẽ cho phép bạn tối ưu hóa và lập kế hoạch hoạt động kinh doanh của bạn hiệu quả hơn.
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, phát triên các nền tảng Marketing như Affiliate Marketing là một trong những cách mà nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ lựa chọn để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. LUCA nổi lên trong thời gian gần đây như một nền tảng Affiliate Marketing toàn diện, độc đáo được nhiều khách hàng lựa chọn, tin tưởng. Bằng các nhiệm vụ nhận thưởng hấp dẫn, người sử dụng LUCA có cơ hội kiếm được tiền thật còn các nhãn hàng dễ dàng đưa hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với người dùng. Truy cập ngay: https://luca4u.com/ để tìm hiểu nhé!
Kiểm soát chi phí, dòng tiền là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên với những chia sẻ trên, LUCA mong rằng bạn có thể tối ưu hoá được chi phí và phát triển tối đa việc kinh doanh của mình.