Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, kinh doanh online là một xu thế tất yếu. Việc tiếp cận được với khách hàng trên nhiều phương tiện khác nhau để gia tăng điểm chạm với khách hàng (touchpoint) để gia tăng cơ hội bán hàng và doanh số. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về bán hàng đa kênh và những lợi ích của nó. Chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Omni Channel (hay bán hàng đa kênh) là một chiến lược kinh doanh, cho phép khách hàng trải nghiệm mua sắm trên nhiều nền tảng khác nhau. Khách hàng có thể mua sắm trực tuyến từ máy tính để bàn hoặc thiết bị di động, mà đồng thời vẫn có thể mua hàng trực tiếp tại cửa hàng.
Dù lựa chọn nền tảng nào để mua sắm, trải nghiệm của họ vẫn cần phải có sự đồng nhất, không thay đổi.
Ví dụ:
Khi mua một chiếc máy tính để bàn, bạn có nhiều sự lựa chọn khác nhau: Mua trực tiếp trên Shopee / Tiki / Sendo, hoặc ra trực tiếp cửa hàng bán máy tính. Nhưng những trải nghiệm như: số lượng sản phẩm, sự tư vấn trực tiếp với người bán hàng, thanh toán (qua thẻ/thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt) của khách hàng giữa hai hình thức mua sắm trên phải là đồng nhất.
Tiếp thị đa kênh (Omni Channel Marketing, hay còn gọi là tiếp thị đa điểm) là phương pháp truyền thông tích hợp, sử dụng các nền tảng truyền thông khác nhau để giao tiếp với khách hàng.
Cách tiếp cận này sẽ sử dụng thông tin của khách hàng về sở thích , thói quen để truyền tải thông điệp marketing tới khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo sự đồng nhất giữa các nền tảng.
Bằng cách sử dụng điểm mạnh riêng của từng kênh truyền thông, doanh nghiệp có thể sử dụng tiếp thị đa kênh như một chiến lược Marketing trọng yếu để truyền tải thông điệp một cách phù hợp và hiệu quả hơn.
Sau khi nhận biết được tầm quan trọng của mô hình Omni Channel trong Marketing và bán hàng, hãy cùng Uplevo khám phá cách xây dựng mô hình Omni Channel sao cho thật hiệu quả và tối ưu:
Doanh nghiệp cần phải phát triển chiến lược Omni Channel phù hợp với mô hình hoạt động của riêng mình. Muốn tối ưu Omni Channel, bạn cần phải phối hợp chặt chẽ với các phòng ban có liên quan, bao gồm:
Khi đã liên kết và truyền tải rõ mục tiêu của chiến lược Omni Channel cho các phòng ban, hãy lên một bản kế hoạch Marketing chi tiết. Nhờ sự trợ giúp từ các phòng ban khác, bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn trong những bước đầu xây dựng chiến dịch Omni Channel.
Nếu bạn đang hoạt động bán lẻ thì chắc chắn sẽ luôn phân vân trước lựa chọn có nên bán hàng trên hệ thống đa kênh không. Bạn nên tham khảo một số chia sẻ dưới đây để có thêm những kinh nghiệm nên lựa chọn mô hình hoạt động nào đem lại hiệu quả nhất:
Bạn đang bán hàng thông thường theo xu hướng chỉ bán hàng online trên mạng xã hội Facebook thì bạn sẽ thấy rằng bán hàng trên facebook thường xuyên thay đổi thuật toán và bị ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình bán hàng.
Từ những vi phạm quyền hạn facebook bạn sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình bán hàng như tài khoản bị chặn tính năng và bị khóa tài khoản khiến khách hàng không thể tương tác. Có nhiều người bán hàng đứng ngồi không yên trước những chính sách nghiêm ngặt và khắt khe của Facebook.
Nếu bạn đang bán hàng trên website thì bạn sẽ thường xuyên đối mặt với thuật toán thay đổi của Google khiến cho thứ hạng website bị thay đổi liên tục và ảnh hưởng đến lượt tương tác vào website.
Từ những thay đổi khiến bạn không kịp trở tay và khách hàng cũng lúng túng nên lượng khách hàng giảm. Chính bởi những hạn chế này để không phụ thuộc vào bất kỳ một nền tảng nào thì bạn nên sử dụng hệ thống bán hàng đa kênh khác nhau để không bị phụ thuộc.
Thời buổi công nghệ hiện đại ngày càng thay đổi chóng mặt nên khách hàng sẽ sử dụng rất nhiều mạng xã hội khác nhau cùng một lúc để có nhiều thị trường mua sắm. Bạn nên liên kết các mạng xã hội với nhau để khách hàng dễ dàng tiếp cận và bạn cũng tăng được lượng khách hàng tương tác sản phẩm được đăng tải sẽ tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Tất cả các hệ thống bán lẻ đang bị lôi cuốn bởi mô hình bán hàng omnichannel có rất nhiều cửa hàng đã gặp sự cố lớn khi không áp dụng omnichannel trong bán hàng. Nhiều bạn nghĩ rằng bán hàng đa kênh không thiết thực và thực tế và chỉ cần thay đổi mô hình hoạt động khiến nhiều khách hàng có cảm nhận mới. Tất cả đã xảy ra nhưng khi bạn sử dụng hệ thống bán hàng đa kênh bạn lại có một phương pháp bán hàng mới và trải nghiệm mới cho khách hàng.
– Vì tiếp cận nhiều kênh bán hàng nên nếu công suất bán hàng trì trệ sẽ làm thất thoát và rủi ro nguồn lực cũng như tài chính đa huy động trước đó. Vì vậy, một khi đã muốn bán hàng đa kênh thì đòi hỏi bạn phải thật sự nghiêm túc và nhiệt tình với nó.
– Khái niệm bán hàng đa kênh hiện nay còn khá mới với 1 số doanh nghiệp hay cửa hàng nhỏ, và chính họ cũng đang băn khoăn vưới quy mô như vậy có cần sử dụng đến hệ thông bán hàng đa kênh này không. Tuy nhiên ngày nay, công nghệ này càng được nâng cấp và hoàn chỉnh để phục vụ cho mọi đối tượng và từng hoàn cảnh của nhiều loại hình doanh nghiệp.
Bán hàng đa kênh, trên lý thuyết có thể nhìn rất đơn giản, nhưng áp dụng thực tế có thể linh hoạt và có đôi chút khác biệt. Cùng Uplevo tìm hiểu qua 6 mô hình Omni Channel hiệu quả, đáng ngưỡng mộ của những ông lớn trong làng kinh doanh, như Disney, Starbucks hay Virgin Atlantic, bạn sẽ hiểu thêm về bí quyết thành công của mô hình kinh doanh này:
Disney áp dụng Omni Channel triệt để trong các kênh truyền thông của mình. Người dùng bắt đầu trải nghiệm của mình bằng một giao diện web đẹp lung linh, huyền ảo, đúng chất Disney.
Điểm đặc biệt ở đây, là trải nghiệm cũng huyền ảo chẳng kém cạnh, khi bạn truy cập website của hãng trên nền tảng di động.
Đi sâu vào trải nghiệm mua hàng, khách hàng sau khi book chuyến đi trong công viên có thể sử dụng tool Trải nghiệm My Disney (My Disney Experience tool) để lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi của mình, từ nơi dùng bữa, cho tới lựa chọn trò chơi sử dụng FastPass (một loại vé đặt trước có thể giúp bạn chơi trò chơi trong Disney Park mà không phải mất công xếp hàng chờ đợi mua vé).
Starbucks vốn nổi tiếng là một doanh nghiệp đem đến những trải nghiệm mua hàng thú vị nhất. Thông qua app tích điểm thưởng của hãng, ta có thể hiểu qua về danh tiếng này:
Đầu tiên, cứ mua hàng ở Starbucks là nhận được điểm thưởng, không ngoại lệ. Nhưng, không giống như các chương trình khách hàng thân thiết truyền thống, Starbucks cho phép bạn quy đổi điểm thưởng ở đa nền tảng, từ app trong smartphone, website, hay đổi trực tiếp tại cửa hàng. Mỗi lần đổi thưởng, hệ thống lại cập nhật lại số điểm mà bạn hiện có, trong thời gian thực.
Oasis là ông lớn trong ngành bán lẻ thời trang Anh Quốc. Chuỗi cửa hàng này sử dụng mô hình bán hàng đa kênh là chiến lược phát triển trọng tâm, hỗ trợ đa dạng các kênh mua hàng, như cổng thương mại điện tử, app di động, và hệ thống cửa hàng vật lý truyền thống.
Nếu bạn bước vào một trong những cửa hàng của Oasis, bạn sẽ thấy nhân viên bán hàng đang cầm sẵn iPad để cung cấp các thông tin về sản phẩm ngay khi bạn cần.
Trên đây là những nội dung liên quan đến bán hàng đa kênh và những nội dung mà LUCA tin rằng sẽ giúp ích được cho các bạn. Hẹn gặp các bạn trong bài viết sau.
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, phát triên các nền tảng Marketing như Affiliate Marketing là một trong những cách mà nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ lựa chọn để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. LUCA nổi lên trong thời gian gần đây như một nền tảng Affiliate Marketing toàn diện, độc đáo được nhiều khách hàng lựa chọn, tin tưởng. Bằng các nhiệm vụ nhận thưởng hấp dẫn, người sử dụng LUCA có cơ hội kiếm được tiền thật còn các nhãn hàng dễ dàng đưa hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với người dùng. Truy cập ngay: https://luca4u.com/ để tìm hiểu nhé!